MỖI CLICK VÀO QUẢNG CÁO SẼ GIÚP CHÚNG TÔI PHỤC VỤ CÁC BẠN TỐT HƠN

Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.

Trong một chuyến đi chơi xa cùng trường, tôi đã được đến viện bảo tàng để tham quan, vốn muốn nghiên cứu về lịch sử nên tôi đã đến khu trưng bày vũ khí và các thiết bị thời chiến tranh. Ở nơi này tôi đã được gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
Cũng như bao bạn khác, đang mãi mê ngắm nhìn những đồ vật trưng bày thì bất ngờ tôi trông thấy một bác tầm 70 tuổi đang say sưa đứng nhìn chiếc xe tăng. Tuy đã lớn tuổi nhưng trông bác vẫn còn phong độ với bộ quân phục xanh của bộ đội. Trên ngực trái gắn nhiều huân chương. Bác nhìn chiếc xe có vẻ rất trìu mến. “Có khi nào bác cũng là một người lính không?”, tôi nói với chính bản thân mình sau đó tiến lại gần để hỏi bác:
- Cho cháu hỏi, từ nãy đến giờ cháu thấy bác cứ để ý đến chiếc xe này mãi, phải chăng bác và chiếc xe tăng này có mối quan hệ gì với nhau sao ạ?

- Đúng rồi cháu, bác từng là một người lính nhưng giờ đã được trở về quê hương, cháu học lớp mấy rồi?
- Cháu học lớp 9 rồi bác ạ!
- Ồ! Vậy chắc hẳn cháu đã học bài thơ “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy rồi phải không? Bác là người lính trong bài thơ đó đấy cháu à.

Nghe đến đây, tôi rất bất ngờ và cũng cảm thấy thật phấn khích vì muốn nghe bác kể về những người lính trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước đó, tôi nói:
- Thật không ạ? Bác có thể kể cho cháu nghe về bác trong bài thơ đó không ạ? Tuy đã học nhưng cháu vẫn muốn được nghe kể từ chính “nhân chứng sống” a!
- Được thôi cháu!  
Bác ôn tồn kể cho tôi nghe:
- Bác đã từng có một tuổi thơ rất êm đềm, vô tư cùng với thiên nhiên, với đồng ruộng, cây cỏ, sông bể, và đặc biệt nhất vẫn là ánh trăng, tuổi thơ của bác gắn liền với rất nhiều kỉ niệm về vầng trăng tròn. Khi lớn lên, bác trở thành người lính. Từ làng quê bác đến với núi rừng. Mọi thứ, không gian, hoàn cảnh sống đều thay đổi. Điều đó làm cho bác gặp chút khó khăn ban đầu. Nhưng rồi bên bác luôn có vầng trăng. Trăng cùng bác trên đường hành quân. Trăng bên bác trong những lúc phục kích giặc… À, cháu có biết trăng trong bài thơ của Nguyễn Duy còn là tượng trưng cho điều gì nữa không?
- Dạ theo con được biết trăng là tượng trưng cho thiên nhiên. Trăng chính là đồng đội nghĩa tình, chung thủy luôn bên bác chia sẻ những khó khăn vất vả trong cuộc sống. Trăng là nhân dân đùm bọc che chở cho các bác trước kẻ thù.
- Đúng rồi cháu ạ, bác và thiên nhiên cứ như hòa làm một vậy, không còn khoảng cách, sống vô tư, không tính toán, vụ lợi, sống hồn nhiên như cây cỏ, lúc ấy chú luôn ngỡ là mình sẽ chẳng bao giờ quên được hình ảnh của người bạn tri kỉ - vầng trăng tròn năm tháng sát cánh cùng với bác như nhân dân, như đồng đội nghĩa tình, luôn ủng hộ và lắng nghe những lời tâm sự của bác.
- Thế rồi chiến tranh kết thúc, bác được về thành phố và vầng trăng thành người dưng.
Nghe tôi nói vậy, bác trầm tư nhìn vào khoảng khoảng lặng và tiếp tục kể với giọng ngậm ngùi:
- Khi cuộc kháng chiến kết thúc, bác được trở về thành phố, có một cuộc sống hiện đại, bác chi lo hưởng thụ những thứ như: đèn ánh điện, cửa gương,... Vầng trăng hằng ngày đi lên trên bầu trời cũng bị bác coi như người dưng chẳng quen biết nhau, như là những ngày tháng cùng sát cánh bên nhau trong quá khứ chưa từng tồn tại vậy. Trong cuộc sống cũng vậy, lúc con người trở nên thành đạt và giàu sang thì họ thường quên đi những người đã từng giúp đỡ mình vào những lúc khó khăn nhất để rồi sau đó sau khi sự nghiệp đỗ vỡ thì họ lại tìm về với những con người họ đã từng bỏ đi kia để mong rằng người đó vẫn còn xem mình như một người bạn, một người tri kỉ vậy, cháu phải nhớ bài học này nhé!
- Vâng ạ! Cháu sẽ ghi nhớ mãi bài học này.
- Bỗng đèn điện trong tòa nhà cao tầng tắt đi, căn phòng tối om, chật hẹp, bác mới vội bật tung cửa sổ thì lại nhìn thấy vầng trăng tròn ngày nào đã từng sát cánh bên bác - người bạn mà bác đã quên đi, bác ngửa mặt lên đối đầu với trăng, bác rưng rưng xúc động vì bao kỉ niệm của bác với người bạn này ùa về: lúc bác còn bé, lúc tham gia khán chiến trên rừng. Nhưng cháu biết không, vầng trăng vẫn tròn trịa như ngày nào, giống như là đồng đội vẫn còn đang sống nghĩa tình với bác, từ đó bác đã nhận ra rằng mình đã sống quá vô tâm, thờ ơ. Nhưng ánh trăng lại im lặng, nghiêm khắc như là một lời cảnh báo cho những người đã quên đi quá khứ, quên đi đồng đội và nhân dân.
- Câu chuyện của bác làm cho cháu nhận ra thật nhiều triết lý trong cuộc sống, và cũng cho cháu một bài học thật quý báu, cháu cảm ơn bác rất nhiều!
- Không có gì đâu cháu!
Tôi với bác trò chuyện một lúc lâu sau đó thì giáo viên chủ nhiệm và các bạn tôi đã đến để thông báo sắp đến giờ trở về, tôi gửi cho bác lời chúc sức khỏe rồi tạm biệt bác.

          Trên đường trở về, tôi cứ suy nghĩ mãi về câu chuyện của bác, một câu truyện mang đầy ý nghĩa nếu ta chịu dành thời gian để suy nghĩ và tự nhủ bản thân phải sống thật tốt với mọi người xung quanh để họ không phải chịu bất kỳ sự tổn thương nào.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Liên kết

Quảng cáo