MỖI CLICK VÀO QUẢNG CÁO SẼ GIÚP CHÚNG TÔI PHỤC VỤ CÁC BẠN TỐT HƠN

KHBD - Giáo án PTNL Hai đứa trẻ

KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

HAI ĐỨA TRẺ

Tác giả: Thạch Lam

Thời gian thực hiện: 4 tiết

(Nguồn: Thầy Trần Lê Duy)

I.     MỤC TIÊU BÀI DẠY

1.     Năng lực

1.1.     Năng lực đặc thù

-       Phân tích được đặc điểm bối cảnh trong bức tranh phố huyện từ chiều tối đến đêm khuya.

-       Phân tích được đặc điểm bối cảnh và diễn biến tâm trạng nhân vật Liên trong cảnh chờ tàu.

-       Trình bày được một số nét đặc sắc về nghệ thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”

-       Trình bày được thông điệp được gửi gắm trong văn bản.

1.2.     Năng lực chung

Năng lực giao tiếp và hợp tác thể hiện qua hoạt động thảo luận nhóm và trình bày kết quả thảo luận.

2.      Phẩm chất

Bồi dưỡng lòng nhân ái qua việc thấu hiểu, đồng cảm với những kiếp người nhỏ bé, bế tắc, bất hạnh.

II.      KIẾN THỨC CẦN DẠY

-       Đặc điểm truyện ngắn của Thạch Lam

-       Khái niệm bối cảnh trong truyện ngắn

-       Bức tranh phố huyện lúc chiều tối đến đêm khuya trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”

-       Cảnh chờ tàu trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”

-       Nghệ thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”

-       Thông điệp, tư tưởng thể hiện trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”

-       Cách đọc truyện ngắn không có cốt truyện và cách đọc bối cảnh trong truyện ngắn.

III.     THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.     Thiết bị dạy học: máy chiếu, micro, bảng, phấn.

2.      Học liệu: SGK, mẫu khăn trải bàn thảo luận nhóm, mẫu phiếu học tập tìm hiểu cảnh chờ tàu.

IV.     TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

BẢNG TÓM TẮT TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động

Sản phẩm dự kiến

Cách thức tổ chức

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

1. Hoạt động khởi động

Câu trả lời của HS

HS xem clip “Và sông cứ chảy”, chia sẻ cảm nhận, thảo luận.

2. Hoạt động xác định nhiệm vụ học tập

Câu trả lời và phần ghi chú của HS về nhiệm vụ học tập

Cá nhân HS đọc phần Hướng dẫn đọc hiểu và Ghi nhớ trong SGK, xác định nhiệm vụ đọc hiểu

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Hoạt động giới thiệu tri thức đọc hiểu

Câu trả lời của HS về đặc điểm truyện ngắn của Thạch Lam và cách đọc; kết quả thảo luận nhóm của HS về khái niệm bối cảnh và cách đọc bối cảnh.

-  Cá nhân HS đọc phần Tiểu dẫn SGK và trả lời các câu hỏi về đặc điểm truyện ngắn Thạch Lam và cách đọc.

-  HS trải nghiệm hoạt động “Nàng Monalisa nghĩ gì”, thảo luận nhóm đôi cho các câu hỏi về bối cảnh và cách đọc bối cảnh trong truyện ngắn.

2. Đọc văn bản “Hai đứa trẻ”

Câu trả lời của HS về chia bố cục VB, sản phẩm thực hiện hoạt động “Vòng tròn văn học” của HS

HS hoạt động theo nhóm nhỏ 4 - 6 HS và chuẩn bị trước ở nhà phần chia bố cục, sản phẩm thực hiện hoạt động “Vòng tròn văn học” và chia sẻ sản phẩm tại lớp.

3. Tìm hiểu bối cảnh trong bức tranh phố huyện từ chiều tối đến đêm khuya

“khăn trải bàn”, kết quả thảo luận nhóm của HS.

HS thảo luận nhóm nhỏ 4 - 6 HS đọc lại văn bản phần 1, phần 2 và thực hiện sản phẩm “khăn trải bàn:.

4. Tìm hiểu bối cảnh và tâm trạng nhân vật Liên trong cảnh chờ tàu.

Phần trả lời phiếu học tập của học sinh

HS theo luận theo nhóm đôi (think - pair - share)

5. Hoạt động tìm hiểu tư tưởng chủ đề và nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam thể hiện trong VB “Hai đứa trẻ”

Câu trả lời của HS

Cá nhân HS đọc lại tiểu dẫn và kết quả thảo luận của các hoạt động trước để đưa ra câu trả lời.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

Hoạt động luyện tập, vận dụng

Infographic của HS

Thực hiện theo nhóm tại nhà, công bố sản phẩm trên web học tập của lớp.

D. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG (PHẦN DÀNH CHO HỌC SINH GIỎI)

Hoạt động mở rộng

Bài review về một truyện ngắn khác của Thạch Lam

Thực hiện theo cá nhân, công bố sản phẩm trên web học tập của lớp.

 

A.      HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

1.     Hoạt động khởi dộng

a.     Mục tiêu:

-       Kích hoạt kiến thức nền về chủ đề văn bản

-       Tạo tâm thế để đọc văn bản

b.     Sản phẩm: Câu trả lời của HS

c.     Tổ chức thực hiện:

*Giao nhiệm vụ học tập:

GV cho HS xem clip phim tài liệu “Và sông cứ chảy” để thực hiện nhiệm vụ:

(1)      Ghi lại những cảm nhận của bản thân (những điều bản thân thấy ấn tượng) khi xem clip và chia sẻ với thầy và các bạn trong lớp.

(2)     Thảo luận và trả lời các câu hỏi:

+ Nếu dùng một màu sắc để nói về những đứa trẻ trong clip, em sẽ dùng màu gì? Vì sao? + Theo em, trẻ em cần có một cuộc sống như thế nào?

*     Thực hiện nhiệm vụ học tập:

Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo trình tự (1)      (2). Với nhiệm vụ (1), học sinh làm việc

cá nhân và chia sẻ trực tiếp. Với nhiệm vụ (2), học sinh thực hiện thảo luận nhóm đôi (think - pair - share).

*     Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

2 - 3 HS lần lượt chia sẻ câu trả lời của hai nhiệm vụ học tập. Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có)

*     Nhận xét, kết luận

GV tổng hợp ý kiến của HS, có thể chia sẻ thêm về trải nghiệm, cảm nhận của bản thân mình dẫn dắt vào văn bản “Hai đứa trẻ”.

2.      Hoạt động xác định nhiệm vụ học tập

a.     Mục tiêu: Nhận biết nhiệm vụ học tập.

b.     Sản phẩm: câu trả lời và phần ghi chép của HS về nhiệm vụ học tập:

c.     Tổ chức thực hiện:

Giao nhiệm vụ học tập:

GV yêu cầu HS đọc hệ thống câu hỏi Hướng dẫn đọc bài và khung Ghi nhớ (SGK Ngữ văn 11/tr 101) để trả lời câu hỏi:

+ Ở văn bản “Hai đứa trẻ ”, chúng ta sẽ tìm hiểu những nội dung nào?

+ Để tìm hiểu những nội dung đó, chúng ta cần phải thực hiện thao tác đọc như thế nào?

Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS tiến hành đọc quét (scanning) SGK và tìm câu trả lời theo hình thức cá nhân.

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

2, 3 HS trả lời trước lớp. Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có)

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV tổng kết, chốt ý:

+ Với văn bản “Hai đứa trẻ”, chúng ta sẽ tìm hiểu về (1) Cảnh vật được miêu tả trong không gian, thời gian; (2) Tâm trạng nhân vật An, Liên; (3) Hình ảnh đoàn tàu, (4) Nghệ thuật miêu tả và giọng điệu của Thạch Lam, (5) Thông điệp, tư tưởng gửi gắm trong văn bản.

+ Để tìm hiểu các yếu tố đó, ta cần:

1.    Đọc VB và chia bố cục VB

2.     Đọc kĩ văn bản và xác định các chi tiết cho thấy bức tranh thiên nhiên miêu tả trong không gian, thời gian, tâm trạng nhân vật An và Liên, hình ảnh đoàn tàu và trình bày ý nghĩa của các chi tiết ấy.

3.      Nêu nhận xét về nghệ thuật miêu tả và giọng điệu của Thạch Lam qua các chi tiết vừa phân tích.

4.     Rút ra thông điệp, tư tưởng gửi gắm trong văn bản.

B.     HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1.     Hoạt động giới thiệu tri thức đọc hiểu:

a.     Mục tiêu:

-       Nhận biết đặc điểm truyện ngắn Thạch Lam và cách đọc truyện ngắn Thạch Lam.

-       Nhận biết được khái niệm bối cảnh và cách đọc bối cảnh trong truyện ngắn.

b.     Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm truyện ngắn của Thạch Lam, kết quả thảo luận nhóm đôi của HS về khái niệm bối cảnh và cách đọc bối cảnh trong truyện ngắn.

c.     Tổ chức thực hiện:

*Giao nhiệm vụ học tập:

GV giao cho HS các nhiệm vụ sau:

(1)     Cá nhân HS đọc mục Tiểu dẫn trong SGK trang 94 và trả lời câu hỏi:

+ Em hiểu thế nào là “truyện không có cốt truyện? ”

+ Nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam có điều gì đặc biệt?

+ Như vậy, khi đọc truyện ngắn của Thạch Lam, chúng ta cần chú ý đến yếu tố nào?

(2)      GV tổ chức hoạt động “Nàng Monalisa nghĩ gì?”: GV ghép gương mặt Monalisa vào những bức nền khác nhau, và yêu cầu học sinh “lồng tiếng” cho từng bức tranh.

Giáo án phát triển năng lực Hai đứa trẻ

 Sau đó, HS thảo luận theo nhóm đôi (think - pair - share) để trả lời các câu hỏi: + Cũng là bức tranh monalisa, tại sao khi đổi bức nền khác nhau em lại có cảm giác nhân vật có những tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ khác nhau? + Em hiểu thế nào là bối cảnh?

+ Khi đọc bối cảnh trong một truyện ngắn, ta cần làm những thao tác gì?

*     Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS thực hiện nhiệm vụ học tập theo trình tự (1)      (2). Với nhiệm vụ (1) cá nhân HS đọc

SGK, nhận biết thông tin và tìm câu trả lời. Với nhiệm vụ (2), cá nhân HS tham gia “lồng tiếng” cho Monalisa, sau đó thảo luận nhóm đôi (think - pair - share) để trả lời các câu hỏi.

*     Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

2,     3 HS báo cáo câu trả lời của các nhiệm vụ theo trình tự (1)       (2). Các HS khác nhận

xét, bổ sung (nếu có)

*     Nhận xét, kết luận

GV tổng hợp các câu trả lời của HS, kết luận cho từng nhiệm vụ.

(1)      GV kết luận một số vấn đề về đặc điểm truyện ngắn Thạch Lam cách đọc truyện ngắn Thạch Lam:

+ Truyện không có cốt truyện là loại truyện không chú trọng vào cốt truyện, không có sự kiện kịch tính, không có mô hình cốt truyện như truyền thống, mà chú ý vào thể hiện diễn biến nội tâm nhân vật.

+ Đặc điểm truyện ngắn Thạch Lam: giọng điệu điềm đạm, tinh tế trong cảm nhận thiên nhiên và tâm hồn con người, thể hiện tình yêu thương với số phận đau khô...

+ Do vậy, khi đọc truyện ngắn của Thạch Lam, ta cần chú ý vào cách tác giả miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật, cách nhà văn miêu tả thiên nhiên, cảnh sinh hoạt của con người GV bô sung, nhấn mạnh: Một trong những yếu tố quan trọng để thể hiện diễn biến nội tâm nhân vật chính là không gian, thời gian, cảnh vật.

(2)     GV kết luận một số vấn đề về bối cảnh và đọc bối cảnh trong truyện ngắn:

+ Bối cảnh là các yếu tố không gian, thời gian trong tác phẩm truyện ngắn. Bối cảnh bao gồm: cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của con người. Trong truyện ngắn, bối cảnh giúp ta hình dung được tâm trạng nhân vật và không khí truyện.

+ Để đọc bối cảnh trong tác phẩm truyện, ta cần:

1.     Xác định các chi tiết về không gian, thời gian, cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt con người; chú ý vào các chi tiết gợi giác quan (hình ảnh, âm thanh, mùi vị.)

2.     Kết nối các chi tiết ấy để hình dung về một bức tranh hoàn chỉnh gợi ra trong tác phẩm.

3.      Lí giải về không khí truyện, về cảm xúc, tâm trạng của nhân vật thể hiện trong bức tranh ấy.

4.     Lí giải về thông điệp nhà văn gửi gắm trong bối cảnh, nghệ thuật miêu tả, nghệ thuật sử dụng ngôn từ để xây dựng bối cảnh.

2. Hoạt động đọc văn bản Hai đứa trẻ

a.     Mục tiêu:

-       Đọc VB và chia bố cục văn bản

-       Nêu được những ấn tượng, cảm nhận, liên hệ của bản thân khi đọc văn bản.

b.     Sản phẩm: kết quả đọc của HS, sản phẩm thực hiện hoạt động “Vòng tròn văn học” của HS.

c. Tổ chức thực hiện:

*Giao nhiệm vụ học tập:

GV chia lớp thành các nhóm nhỏ từ 4 - 6 HS, yêu cầu HS đọc VB trước ở nhà và thực hiện nhiệm vụ học tập:

(1) Chia bố cục văn bản theo gợi ý sau:

Phần

Từ...

Đến.

Phần 1: Bức tranh phố huyện từ chiều đến tối

 

....

Phần 2: Bức tranh phố huyện lúc đêm khuya

....

....

Phần 3: Cảnh chờ tàu

 

 

 

(2) Ghi lại ấn tượng về văn bản theo hình thức “Vòng tròn văn học”, mỗi thành viên trong nhóm sẽ nhận một vai và thực hiện sản phẩm theo gợi ý sau:

Vai

Nhiệm vụ

Người tìm từ hay

Lập một bảng những từ gây ấn tượng, cảm thấy thú vị trong văn bản và lí giải tại sao lại cảm thấy những từ ấy hay.

Người tìm câu hay

Ghi lại những câu, những đoạn đặc sắc trong văn bản và lí giải cảm nhận.

Người vẽ tranh

Vẽ ra những bức tranh mà bản thân hình dung khi đọc văn bản, và lí giải tại sao bản thân lại vẽ như vậy.

Người lập hồ sơ nhân

vật

Lập hồ sơ một nhân vật và ghi lại những chi tiết thuộc các yếu tố làm nên chân dung nhân vật như ngoại hình, lời nói, suy nghĩ, cảm xúc, quan hệ với các nhân vật khác.

Người liên hệ

Ghi lại những liên hệ khi đọc văn bản. Có thể là liên hệ với sự việc thực tế trong đời sống, hoặc liên hệ với những văn bản văn học khác.

 

* Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm ở nhà.

*     Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS chia sẻ sản phẩm đọc tại lớp theo trình tự: trong nhóm trước cả lớp.

*     Nhận xét, kết luận

GV kết luận về cách chia bố cục văn bản, nhận xét, tổng kết các sản phẩm thực hiện hoạt động “Vòng tròn văn học” của HS.

3.      Hoạt động tìm hiểu bối cảnh trong bức tranh phố huyện từ chiều tối đến đêm khuya

a.     Mục tiêu:

-       Phân tích được bức tranh phố huyện lúc chiều tối với các yếu tố (1) cảnh chiều tàn; (2) cảnh chợ tàn; (3) những kiếp người tàn.

-       Phân tích được bức tranh phố huyện lúc đêm khuya với các yếu tố (1) bóng tối; (2) ánh sáng; (3) số phận con người; (3) ý nghĩa

b.     Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm truyện ngắn của Thạch Lam, kết quả thảo luận nhóm đôi của HS về khái niệm bối cảnh và cách đọc bối cảnh trong truyện ngắn.

c.     Tổ chức thực hiện:

*Giao nhiệm vụ học tập:

GV chia lớp thành các nhóm nhỏ từ 4 - 6 HS và giao cho các nhóm đọc lại phần 1, phần 2 của VB trong SGK và hiện sản phẩm “khăn trải bàn” vào giấy A0 theo gợi ý sau (mỗi nhóm thực hiện một bức tranh):

 

MÀU SẮC, ĐƯỜNG NÉT

 

KHÔNG GIAN, CẢNH VẬT

ÂM

BỨC TRANH:

NGÔN

CON

BỨC TRANH:

NGÔN

THANH

CẢNH CHIÊU TÀN

NGỮ

NGƯỜI

CẢNH CHỢ TÀN

NGỮ

 

 

MIÊU

 

 

MIÊU

 

 

TẢ

 

 

TẢ

Ý NGHĨA                                                               Ý NGHĨA

 

LỜI NÓI, HÀNH ĐỘNG

SỐ PHẬN

SỐ PHẬN CON NGƯỜI

BỨC TRANH: NHỮNG KIẾP NGƯỜI TÀN

NGHỆ THUẬT XÂY

DỰNG NHÂN VẬT

BÓNG TỐI

BỨC TRANH: PHỐ HUYỆN LÚC

ĐÊM KHUYA

ÁNH SÁNG

 

Ý NGHĨA

 

 

Ý NGHĨA

 

* Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ học tập.

*     Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm của mình. Với những nhóm tìm hiểu cùng nội dung, GV mời một nhóm đại diện trình bày, nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

*     Nhận xét, kết luận

GV tổng kết, nhận xét sản phẩm thực hiện nhóm của HS, kết luận một số vấn đề sau:

+ Khi miêu tả bức tranh thiên nhiên, Thạch Lam đã thể hiện sự tinh tế, điềm đạm trong ngôn từ, nắm bắt được những biến chuyển vi tế của không gian và thời gian, bức tranh phố huyện như dệt nên bằng ánh sáng, âm thanh, như một bức tranh lụa.

+ Khi miêu tả bức tranh lúc đêm khuya, Thạch Lam đã sử dụng thủ pháp tương phản giữa bóng tối và ánh sáng.

+ Mỗi bức tranh đều cho thấy tâm trạng của nhân vật Liên, Thạch Lam đã thể hiện biệt tài của mình trong việc nắm bắt những biến chuyển mong manh, mơ hồ như cánh bướm non vỗ đập trong tâm hồn Liên. Cả bốn bức tranh đều được nhìn qua đôi mắt của Liên, đây là một sự lựa chọn mang nhiều dụng ý nghệ thuật.

4.     Hoạt động tìm hiểu bối cảnh và tâm trạng nhân vật Liên trong cảnh chờ tàu

a.     Mục tiêu:

-       Phân tích được diễn biến cảnh chờ tàu và tâm trạng của Liên trong cảnh chờ tàu.

-       Nêu được ý nghĩa cảnh chờ tàu.

b.     Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm truyện ngắn của Thạch Lam, kết quả thảo luận nhóm đôi của HS về khái niệm bối cảnh và cách đọc bối cảnh trong truyện ngắn.

c.     Tổ chức thực hiện:

*Giao nhiệm vụ học tập:

GV giao cho HS hoạt động theo nhóm đôi (think - pair - share), đọc lại phần 3 của văn bản trong SGK để hoàn thành phiếu học tập sau:

PHIẾU HỌC TẬP: TÌM HIỂU CẢNH CHỜ TÀU

1. Đọc lại văn bản SGK và tìm các chi tiết điền vào bảng sau:

Cột mốc

Hình ảnh đoàn tàu

Tâm trạng của Liên (và

An)

Trước khi tàu đến

.......

.......

Khi tàu đến

Khi tàu đi 2. Theo em, vì sao dù buồn ngủ ríu cả mắt, hai đứa trẻ vẫn thiết tha thức đợi tàu? (gợi ý: liên hệ với bối cảnh cuộc sống nơi phố huyện, liên hệ với đặc điểm tâm hồn trẻ thơ)

3.     Hình ảnh đoàn tàu đã tương phản với cuộc sống nơi phố huyện như thế nào? Em hãy

trả lời dựa vào gợi ý sau:

Cuộc sống nơi phố huyện

Đoàn tàu

Đắm chìm trong bóng tối

.....

Tịch mịch, tĩnh lặng

.....

Nhịp sống quẩn quanh, bế tắc

Từ Hà Nội về...

 

4.     Đọc kĩ lại đoạn trích từ “Liên cầm tay em không đáp... mênh mang và yên lặng” và cho biết: đoàn tàu có ý nghĩa gì với Liên (và An)?

5.      Em có suy nghĩ gì về chi tiết: sau khi đoàn tàu đi, bóng tối quay lại “mênh mang và yên lặng”, rồi tràn ngập trong giấc ngủ yên tĩnh của Liên, “yên tĩnh như đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối”?

6.     Qua cảnh chờ tàu, Thạch Lam gửi gắm thông điệp gì?

*     Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS thảo luận nhóm đôi, đọc lại phần 3 trong VB và tìm câu trả lời điền vào phiếu học tập.

*     Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

2 - 3 HS đại diện nhóm trình bày kết quả trong phiếu học tập. Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có)

*     Nhận xét, kết luận

GV bổ sung, nhận xét, kết luận.

5.     Hoạt động tìm hiểu tư tưởng chủ đề và nghệ thuật truyện ngắn của Thạch Lam thể hiện trong văn bản “Hai đứa trẻ

a.     Mục tiêu:

Trình bày được tư tưởng, chủ đề và nghệ thuật truyện ngắn của Thạch Lam thể hiện trong văn bản “Hai đứa trẻ”

b.     Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tư tưởng, chủ đề và nghệ thuật truyện ngắn của Thạch Lam thể hiện trong văn bản “Hai đứa trẻ”.

c.     Tổ chức thực hiện:

*Giao nhiệm vụ học tập:

GV yêu cầu cá nhân HS xem lại phần Tiểu dẫn (SGK/ tr.94), Ghi nhớ (SGK/tr. 101) xem lại sản phẩm đã thực hiện trong các hoạt động trước để trả lời cảu hỏi:

+ Tư tưởng, chủ đề của truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là gì?

+ Những nghệ thuật chính mà Thạch Lam sử dụng trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là gì?

Chú ý đến cách miêu tả, giọng văn, cách sử dụng ngôn từ của nhà văn.

*     Thực hiện nhiệm vụ học tập:

Cá nhân HS xem lại SGK và các sản phẩm đã thực hiện để tìm câu trả lời.

*     Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

2 - 3 HS trình bày câu trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có)

*     Nhận xét, kết luận

GV tổng kết, nhận xét, kết luận.

C.     HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:

Vận dụng những kiến thức đã học về đặc điểm truyện ngắn Thạch Lam, cách đọc truyện ngắn Thạch Lam, bối cảnh và cách đọc bối cảnh, truyện ngắn “Hai đứa trẻ” để thực hiện infographic.

b.     Sản phẩm: infographic

c.     Tổ chức thực hiện:

*Giao nhiệm vụ học tập:

GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 4 - 6 người để thực hiện infographic theo một trong các chủ đề sau:

+ Đặc điểm truyện ngắn Thạch Lam trong “Hai đứa trẻ”

+ Tìm hiểu bối cảnh trong “Hai đứa trẻ”

+ Giới thiệu truyện ngắn “Hai đứa trẻ” đến bạn đọc

*     Thực hiện nhiệm vụ học tập:

Nhóm HS thực hiện sản phẩm tại nhà dựa trên bảng tiêu chí GV đã công bố.

*     Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

Sản phẩm Infographic sẽ được đăng lên trang web học tập của lớp. Các HS khác tiếp tục vào nhận xét, đánh giá (bằng chức năng comment) dựa trên bảng tiêu chí đã được công bố.

*     Nhận xét, kết luận

GV nhận xét, góp ý cho sản phẩm của HS dựa trên bảng tiêu chí đã được công bố.

D.     HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG (PHẦN DÀNH CHO HỌC SINH GIỎI)

a.     Mục tiêu:

Vận dụng những kiến thức đã học về đặc điểm truyện ngắn Thạch Lam, cách đọc truyện ngắn Thạch Lam, bối cảnh và cách đọc bối cảnh, truyện ngắn “Hai đứa trẻ” để đọc một truyện ngắn khác của Thạch Lam.

b.     Sản phẩm: bài review.

c.     Tổ chức thực hiện:

*Giao nhiệm vụ học tập:

GV yêu cầu cá nhân HS về nhà chọn một truyện ngắn khác của Thạch Lam để đọc và viết bài review về truyện ngắn đó, trong đó có thể hiện:

1.    Việc vận dụng hiểu biết về đặc điểm truyện ngắn Thạch Lam vào đọc hiểu văn bản.

2.     Việc vận dụng hiểu biết về bối cảnh và cách đọc bối cảnh vào đọc hiểu văn bản.

*     Thực hiện nhiệm vụ học tập:

Cá nhân HS thực hiện sản phẩm tại nhà dựa trên bảng tiêu chí GV đã công bố.

*     Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

*     Nhận xét, kết luận

Sản phẩm bài review sẽ được đăng lên trang web học tập của lớp. Các HS khác tiếp tục vào nhận xét, đánh giá (bằng chức năng comment) dựa trên bảng tiêu chí đã được công bố.

* Nhận xét, kết luận

GV nhận xét, góp ý cho sản phẩm của HS dựa trên bảng tiêu chí đã được công bố.

1 Nhận xét

  1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
Mới hơn Cũ hơn

Liên kết

Quảng cáo