MỖI CLICK VÀO QUẢNG CÁO SẼ GIÚP CHÚNG TÔI PHỤC VỤ CÁC BẠN TỐT HƠN

Cảm nhận nhân vật Phương Định trong đoạn trích "Bây giờ là... sao trên mũ"

Cảm nhận nhân vật Phương Định trong đoạn trích sau:

Bây giờ là buổi trưa. Im ẳng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cử thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đen tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình.

Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm ton, tôi là một cô gái khả. Hai bím tóc dày, tương đoi mềm, một cải cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cỏ có cải nhìn sao mà xa xăm!

Xa đen đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nang.

Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm tôi. Hòi thăm hoặc viết những thư dài gửi đường dây, làm như ở cách nhau hàng nghìn cây so, mặc dù có thể chào nhau hàng ngày. Tôi không săn sóc, vồn vã. Khi bọn bạn gái tôi xúm nhau lại đối đáp với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy, tôi thường đứng ra xa, khoanh hai tay trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt. Nhưng chẳng qua tỏi điệu thể thôi. Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ.

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi, Ngữ văn 9 tập 2, NXBGD)

Cảm nhận nhân vật Phương Định

Xem thêm: Dàn ý cảm nhận nhân vật Phương Định trong đoạn trích từ "Bây giờ... trên mũ"

Lê Minh Khuê là một cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc. Trong chiến tranh, ngòi bút của bà thường hướng về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyển đường Trường Sơn. “Những ngôi sao xa xôi” là tác phẩm tiêu biểu của bà khi viết về đề tài này. Truyện là bức tranh về cuộc sống chiến đấu vô cùng ác liệt mà ánh sáng của nó là ánh sáng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Đọc tác phẩm, người đọc không khỏi ấn tượng với nhân vật Phương Định - một cô gái xinh đẹp, trẻ trung, yêu đời và có những suy nghĩ, những quan niệm rất đẹp. Đến với đoạn trích: “Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ… Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ.” chúng ta sẽ thấy được điều đó.

         “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê được sáng tác năm 1971 – thời điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt. Đặc biệt là trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Truyện kể về cuộc sống, chiến đấu của những cô gái thanh niên xung phong để từ đó làm nổi bật vẻ đẹp của thế hệ trẻ VN thời kì chống Mĩ cứu nước.

Những ngôi sao xa xôi” là câu chuyện về tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt, gồm ba nữ thanh niên xung phong là Nho, Thao và Phương Định. Tổ đội trinh sát này có nhiệm vụ quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá cần phải san lấp, đồng thời đánh dấu vị trí các quả bom chưa nổ và phá bỏ chúng, đám bảo cho xe bộ đội có thể thuận lợi di chuyển. Đoạn trích trên là những lời Phương Định tự giới thiệu về mình.

Phương Định là nhân vật chính trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê và cũng đồng thời là người kể chuyện. Cô và hai người đồng đội của mình sống ở chân một cao điểm giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi được mệnh danh là “túi bom của địch”. Công việc của cô là “Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Phá bom là công việc hằng ngày của cô. Có ngày 5 lần, ngày nào ít thì 3 lần. Sống ở đây và làm công việc phá bom này, cô luôn phải đối mặt với nguy hiểm, với cái chết bởi bom đạn không phải là chuyện đùa song điều đó không làm cô sờn lòng, nản chí thậm chí nó còn khiến cho vẻ đẹp của cô thêm toả sáng hơn.

Đọc đoạn trích, có lẽ điều đầu tiên khiến người đọc ấn tượng về Phương Định là tinh thần lạc quan, niềm yêu đời, yêu cuộc sống của cô. Cô rất thích hát. Cô kể: “Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình.”. Thích hát là nét tâm lí của thời đại - cái thời tiếng hát át tiếng bom, nhưng đây cũng là nét cá tính ở Phương Định hé lộ vẻ đẹp phong phú của tâm hồn. Trong tiếng hát của cô có ý thức về lý tưởng, có khao khát về quê hương, có tình yêu của tuổi trẻ và có cả khát vọng được trở về cuộc sống thanh bình. Phương Định không chỉ là “ca sĩ” mà còn là một “nhạc sĩ không chuyên” giữa nơi chiến trường đầy gian khổ. Tiếng hát khiến cô quên đi những gian khổ, những nguy hiểm nơi chiến trường đầy bom đạn; khiến cô thêm yêu đời và trẻ trung hơn. Cô hát đâu cần đúng nhạc đúng lời mà sao ta vẫn cảm thấy thích thú, vần đắm say bởi đó là tiếng hát từ trái tim của một con người lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống. Tiếng hát có sức mạnh át đi cả tiếng bom rơi, đạn lạc. Cô khiến ta nhớ đến những cô gái mở đường trong bài hát cùng tên của nhạc sĩ Xuân Giao: “Đi dưới trời khuya sao đêm lấp lánh/ Tiếng hát ai vang động cây rừng”. Thế mới biết tuổi trẻ Việt Nam thời đánh Mĩ đẹp như thế nào. Họ đi vào chiến tranh mà như đi vào ngày hội.

Không chỉ lạc quan, yêu đời, Phương Định còn là một cô gái Hà thành trẻ trung, xinh đẹp, đáng yêu và tràn đầy sức sống. Phương Định là con gái Hà Nội xung phong vào chiến trường miền Nam khói bom, đạn lửa. Cô có một tuổi thơ êm đềm, hồn nhiên, vui tươi ở bên mẹ, một căn buồng nhỏ nơi con phố yên tĩnh những ngày trước chiến tranh. Cô là người nhạy cảm và luôn quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự giới thiệu: “Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bỉm tóc dày tương đối mềm, một cái cô cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn còn mắt tôi thì các anh lái xe báo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”. Lời giới thiệu cho thấy Phương Định là một cô gái đẹp, một vẻ duyên dáng, đầy nữ tính và có chiều sâu của một cô gái thị thành. Qua những lời cô giới thiệu, người đọc hình dung được hình ảnh một cô gái Hà Nội còn rất trẻ với gương mặt xinh đẹp, với một mái tóc dày, mượt mà, mềm mại; một cái cổ cao kiêu hãnh và một đôi mắt với ánh nhìn xa xăm. Cô ý thức được về vẻ đẹp của mình và tự hào về điều đó.

Và cũng vì xinh đẹp nên cô thường được các anh pháo thủ hỏi thăm hoặc viết thư dài gửi đường dây giống như cách xa hàng nghìn cây sổ. Họ hỏi thăm cô, viết thư cho cô là vì họ yêu mến cái vẻ đẹp trong trẻo, tràn đầy sức sống của cô, họ muốn làm quen để mỗi ngày đều được nghe cô hát. Chi tiết này tưởng chừng như rất nhỏ nhưng lại càng tô đậm thêm vẻ đẹp của người con gái trẻ đất Hà thành. Phương Định đã vào chiến trường ba năm – ba năm đối mặt với chiến tranh, với bom đạn vậy mà cô vẫn giữ được vẹn nguyên vẻ đẹp cũng như tâm hồn mình. Điều đó thật đáng quý.

Và có lẽ cũng vì xinh đẹp nên Phương Định có một chút kiêu kì đầy đáng yêu. Khi được các anh bộ đội, các anh pháo thủ hỏi thăm, cô thường không săn sóc vồn vã. Khi bọn bạn gái tôi xúm nhau lại đối đáp với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy, cô thường đứng ra xa, khoanh hai tay trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt. Đây là tâm lí thường thấy của các cô gái trẻ trung, xinh đẹp. Có lẽ cô hiểu con gái dễ dãi thường mất đi giá trị của mình nên dù rất thích, rất yêu, rất ngưỡng mộ nhưng cô thường tỏ ra thờ ơ, không săn sóc, vồn và. Một chút kiêu kì làm cho Phương Định trở nên khác biệt với những cô gái khác, làm nên nét riêng của nhân vật này. Chút kiêu kì ấy không hề khiến cô trở nên phản cảm thậm chí nó còn làm cho cô càng trở nên đáng yêu, và ấn tượng hơn.

Song ấn tượng hơn cả có lẽ là những quan niệm, những suy nghĩ rất đẹp của nhân vật này. Cô kể “Nhưng chẳng qua tôi điệu thế thôi. Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ.”. Suy nghĩ của cô thật đẹp, thật đáng trân trọng! Cô yêu mến, cô ngưỡng mộ, cô thần tượng những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ – những người lính bộ đội cụ Hồ. Vì sao vậy? Vì họ là những con người có lí tưởng, có khát vọng sống đẹp. Họ đến với nơi chiến trường đầy bom đạn này đều vì một lí tưởng cao đẹp - lí tưởng bảo vệ tổ quốc. Họ ra đi với khát vọng một ngày không xa đất nước sẽ giành được độc lập, họ được trở về trong niềm vui chiến thắng. Cô yêu mến, thán phục họ cũng là bởi nhờ có họ mà cô có thêm niềm tin, có thêm sức mạnh để vượt qua cái cảm giác sợ hãi khi đối mặt với quả bom, để có thể bình tình hoàn thành nhiệm vụ của mình. Họ khiến cho cô thấy rằng cuộc sống phái cống hiến, phải hi sinh mới thực sự có ý nghĩa. Quan niệm và suy nghĩ đó cho thấy chính Phương Định cũng có một lí tưởng sống rất đẹp.

Bằng hàng cách kể chuyện tự nhiên, chân thực; bằng sự kết hợp giữa tự sự với miêu tả, đoạn trích trên đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Phương Định – cô gái trẻ trung, xinh đẹp, yêu đời và có những suy nghĩ rất đẹp. Phương Định là hình ảnh đại diện của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến lửa Trường Sơn, đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. Xây dựng nhân vật này, Lê Minh Khuê muốn gửi gắm vào đó lời ngợi ca đối với thế hệ trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. Đó là những con người không ai nhớ mặt đặt tên nhưng họ đã góp phần làm nên đất nước. Ngày nay, khi cuộc sống hiện đại, chiến tranh không còn, chúng ta vần bắt gặp những con người trẻ tuổi đang cống hiến hết mình vì đất nước. Đó là những y bác sĩ trẻ tuổi, những sinh viên ngành y luôn sẵn sàng xông pha vào nơi tuyến đầu chống dịch, là những người chiến sĩ nơi biên cương, hải đảo không quản vất vả khó khăn đã và đang theo đuổi lí tưởng bảo vệ Tổ quốc. Không ai khác, chính họ đã tiếp nối truyền thống của cha anh. Họ là những “cô gái thanh niên xung phong”, những “người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ” trong thời đại mới.

Giờ đây, Trường Sơn đã im tiếng súng, màu xanh đã hồi sinh trên những cánh rừng già. Tuy nhiên, “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê mang dấu ấn thời đại vẫn còn lưu giữ những nét son một thời hào hùng của tuổi trẻ Việt Nam mà tiêu biểu nhân vật Phương Định. Đọc lại đoạn trích trên, ai trong chúng ta không dậy lên tình yêu mến và khâm phục thế hệ đi trước đã không tiếc máu xương để dệt gấm thêu hoa trên trang sử vàng đất nước? Vậy chúng ta hôm nay phải sống cho xứng đáng với sự hi sinh ấy!

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Liên kết

Quảng cáo