MỖI CLICK VÀO QUẢNG CÁO SẼ GIÚP CHÚNG TÔI PHỤC VỤ CÁC BẠN TỐT HƠN

SGV Ngữ văn 7 KNTT file word: Bài 3 Cội nguồn yêu thương

BÀI 3. CỘI NGUN YÊU THƯƠNG (13 tiết)

(Đọc và Thực hành tiếng Việt: 8 tiết; Viết: 4 tiết; Nói và nghe: 1 tiết)

LINK TẢI FILE ĐẦY ĐỦ Ở CUỐI BÀI VIẾT

I. YÊU CÂU CẨN ĐẠT

          - Nhận biết được tính cách nhân vật; nhận biết và nêu được tác dụng của việc thay đổi kiểu người kể chuyện trong một truyện kể.

          - Thể hiện được thái độ đối với cách giải quyết vấn đề của tác giả trong truyện.

          - Nhận biết được đặc điểm của số từ, phó từ và hiểu được chức năng của các từ loại này để sử dụng đúng và hiệu quả.

          - Bước đầu biết viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.

           - Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống; biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.

- Biết bồi đắp, trân trọng tình yêu thương.

SGV Ngữ văn 7 KNTT file word
II. CHUẨN BỊ

1. Tri thức ngữ văn cho GV

Trong SGK Ngữ văn 6, HS đã được làm quen với kiểu người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba. Các em cũng đã được “tập dượt” thay đổi ngôi kể qua nhiều hoạt động trong các bài học ở Ngữ văn 6: kể lại một sự việc trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên bằng lời của một nhân vật tự chọn; tưởng tượng và kể lại những cảm xúc của nhân vật cáo trong đoạn trích Nếu cậu muốn có một người bạn... sau khi chia tay hoàng tử bé; đóng vai một nhân vật kể lại truyện cổ tích;... Bài 3 của SGK Ngữ văn 7 sẽ cung cấp cho HS kiến thức mới: sự thay đổi kiểu người kể chuyện trong truyện kể. Với yêu câu của cấp THCS, ở lớp 7, GV chỉ cần hướng dẫn HS dựa vào tri thức cơ bản về ngôi kể đê’ bước đầu nhận biết hình thức và tác dụng của việc thay đổi kiểu người kể chuyện trong một truyện kể.

Thay đổi kiểu người kể chuyện

- Trong một truyện kể, nhà văn có thể sử dụng cùng lúc nhiều người kể chuyện ngôi thứ nhất; cũng có thể kết hợp người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba. Sự thay đổi kiểu người kể chuyện xuất phát từ ý đồ nghệ thuật của tác giả. Việc lựa chọn mỗi ngôi kể khác nhau và phối hợp các ngôi kể trong quá trình tự sự giúp nhà văn biểu đạt được những điểm nhìn, những khía cạnh khác nhau của sự việc, con người (đối tượng của tự sự), tạo sự phong phú và hấp dẫn cho câu chuyện, gợi được các tầng, các chiều ý nghĩa. Ví dụ, trong tác phẩm Hoàng tử bé, ở những chương đầu, tác giả sử dụng người kề chuyện ngôi thứ nhất: Tôi muốn viết lại ở đây, để không cho phép mình quên đi. Thật buồn nếu quên đi một người bạn! Đâu phải ai cũng có được một người bạn (trích chương IX); nhưng ở một số chương cuối, tác giả lại như “chuyển” lời kể cho người kể chuyện “giấu mình” (người kể chuyện ngôi thứ ba): Hoàng tử bé đi xuyên qua sa mạc và chỉ gặp được một bông hoa. Một bông hoa ba cánh, một bông hoa không tên.

-      Để thực hiện yêu câu cần đạt về người kể chuyện, SHS chọn một đoạn trích gần gũi với lứa tuổi cấp THCS và phù hợp với chủ đế Cội nguồn yêu thương: Người thầy đầu tiên (Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp). Trong VB này, có hai nhân vật người kể chuyện: An-tư-nai và người hoạ sĩ đống hương. HS còn được nhận biết về sự thay đổi kiểu người kể chuyện qua bài tập Viết kết nối với đọc: “Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) VB Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba”.

Số từ

-      Đặc điểm cơ bản: Số từ là những từ chỉ số lượng hoặc thứ tự của sự vật.

-      Phân loại: Số từ có thể được phân chia thành hai nhóm:

+ Số từ chỉ số lượng đứng trước danh từ, gồm số từ chỉ số lượng xác định (ví dụ: bốn quyển vở, năm học sinh,...) và số từ chỉ số lượng ước chừng (ví dụ: vài con cá, dăm cuốn sách, dăm bảy người, ba bốn trường,...).

+ Số từ chỉ thứ tự thường kết hợp với các từ thứ, hạng loại, số, đứng sau danh từ trung tâm, thểhiện thứ tự của sự vật được nêu ở danh từ trung tâm.

-      Lưu ý: Cần phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng như: đôi, chục, tá,... Các từ này tuy cũng có ý nghĩa số lượng, nhưng có đặc điểm ngữ pháp của danh từ: có thể kết hợp với số từ ở trước và từ chỉ định ở sau. Ví dụ: hai chục (trứng) này, ba đôi (tất) ấy,...

Phó từ

-      Đặc điểm cơ bản: Phó từ (còn gọi là phụ từ, từ kèm) không được dùng để gọi tên (định danh) sự vật, hoạt động, đặc điểm mà chỉ bổ nghĩa cho các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm. Phó từ, như tên gọi của từ loại này, chuyên làm thành tố phụ trong cụm từ.

-        Phân loại: Căn cứ vào khả năng kết hợp với thành tố làm trung tâm của cụm từ, phó từ có thể được phân thành hai nhóm:

+ Các phó từ đi kèm danh từ, làm thành tố phụ trước cho danh từ và bổ sung ý nghĩa vế số lượng sự vật. Khác với số từ, phó từ không thể dùng độc lập để tính đếm, ví dụ: những các, mọi, mỗi, từng,...

+ Các phó từ đi kèm động từ và tính từ, làm thành tố phụ trước hoặc sau cho động từ, tính từ. Chúng có thể được chia thành một số nhóm nhỏ như:

     Phó từ chỉ ý nghĩa thời - thể: đã, từng, vừa, mới, đang sẽ, sắp,...

     Phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự: đều, cũng, vẫn, cứ, còn, lại,...

     Phó từ chỉ sự khẳng định hay phủ định: có, không, chưa, chẳng...

     Phó từ chỉ sự câu khiến hay mệnh lệnh: hãy, đừng chớ,...

     Phó từ chỉ mức độ: rất, hơi, khí, quá, lắm,...

Các phó từ trên đều đứng trước thành tố trung tâm trong các cụm động từ và cụm tính từ, trừ những từ như quá có thể đứng trước hoặc sau thành tố trung tâm và lắm chì đứng sau thành tố trung tâm. Ngoài ra, có các phó từ chỉ ý nghĩa hoàn thành (xong, rồi), kết quả (được, mất), tương hỗ (nhau) cũng thường đứng sau thành tố trung tâm.

□ Tài liệu tham khảo

- GV có thể tham khảo kiến thức lí luận văn học ở một số tài liệu đã nêu ở bài 1. Bầu trời tuổi thơ.

- Hai VB đọc chính của bài 3 được trích từ hai tác phẩm: Vừa nhắm mắt vừa mở cửữ sổ (Nguyễn NgọcThuẩn) và Người thầy đâu tiên (Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp). GV nên đọc toàn bộ tác phẩm để có thêm tư liệu bổ trợ cho bài học, đặc biệt là với VB 2.

2. Phương tiện dạy học

-       GV có thể sử dụng một số tranh, ảnh để tạo hứng thú cho HS.

-       GV cũng nên thiết kế phiếu học tập để dạy học đọc, viết, nói và nghe.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THC NGŨ VĂN

Hoạt động 1. Tìm hiểu Giới thiệu bài học

Phần Giới thiệu bài học gồm có hai nội dung: khái quát chủ để Cội nguồn yêu thương và nêu thể loại của các VB đọc chính (truyện); giới thiệu VB đọc kết nối chủ đề. GV có thể cho HS tự đọc phần giới thiệu bài học, xác định thể loại của VB đọc chính và nhận biết sự kết nối giữa các VB.

Hoạt động 2. Khám phá Tri thức ngữ văn

GV yêu câu HS đọc phẩn Tri thức ngữ văn trong SHS, trang 58 trước khi đến lớp; khuyến khích các em tự tim một truyện kể và chú ý đến nhân vật người kể chuyện. GV mời một vài HS trình bày trước lớp kết quả tự đọc phần Tri thức ngữ văn; gọi một sổ HS khác nêu nhận xét, bổ sung. Có thể gợi ý bằng hình thức câu hỏi: Thay đổi kiểu người kể chuyện nghĩa là gì? Người kể chuyện trongđoạn trích “Bầy chim chìa vôi”, “Đi lấy mật” là ai? Nếu được thay đổi kiểu người kể chuyện trong các đoạn trích này, em sẽ chọn ngôi kể nào?

ĐỌC VĂN BN VÀ THC HÀNH TING VIỆT

VĂN BẢN 1. VỪA NHẮM MẮT VỪA MỞ CỬA SỔ

(Trích, Nguyễn Ngọc Thuần)

1.      Phân tích yêu câu cẩn đạt

- HS cần nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất; hiểu tính cách của nhân vật “tôi” (thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời nói, cảm xúc, suy nghĩ về khu vườn, về bố và bạn Tí) và nhân vật người bố (chủ yếu được thể hiện qua ý nghĩ của nhân vật “tôi”). Qua đó, HS biết cảm nhận về thế giới xung quanh một cách tinh tế hơn; được bối đắp tình yêu thiên nhiên, con người và cảm xúc thẩm mĩ.

 

-      HS thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với thái độ, tình cảm của tác giả (được thể hiện qua lời kể của nhân vật “tôi”, lời nhân vật người bố) và biết lí giải một cách hợp lí.

2.     Gợi ý tổ chức hoạt động dạy học

Hoạt động 1. Khởi động

GV dựa vào 2 câu hỏi phần Trước khi đọc, SHS, trang 58 để tổ chức hoạt động khởi động cho HS:

-     HS trao đổi nhóm về câu hỏi 1, đại diện nhóm trình bày ngắn gọn, GV nhận xét và có thể nhấn mạnh mối liên hệ giữa trải nghiệm của HS và VB đọc.

-      Cá nhân HS chia sẻ về câu hỏi 2, GV kết nối nhan đề với đề tài của đoạn trích và chủ đế bài học.

          Hoạt động 2. Đọc văn bản

-     GV khuyến khích HS đọc đoạn trích trước khi đến lớp, tự tóm tắt cốt truyện. GV đọc thành tiếng đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc to một số đoạn quan trọng.

-      GV hướng dẫn HS sử dụng các chiến lược đọc trong từng thẻ chỉ dẫn. Với đoạn trích Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, HS sử dụng chiến lược theo dõi (để nắm bắt một số chi tiết miêu tả nhân vật) và suy luận (bước đầu cảm nhận ý nghĩa của chi tiết trong cốt truyện và trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật). GV có thể thực hiện một hoạt động trong khi đọc đề làm mẫu cho HS. Ví dụ, cần chú ý những chi tiết sau đây trong lời kể của nhân vật “tôi” về bố: bố trống nhiều hoa, bố “chế tạo” cho con chiếc bình tưới cây rất xinh xắn, kiên nhẫn hướng dẫn và khích lệ con tập nhắm mắt để “nhìn” khu vườn,... Những chi tiết này sẽ giúp các em trả lời câu hỏi ở phấn Sau khi đọc (câu hỏi 1, 2, 3).

-     GV lưu ý HS tìm hiểu nghĩa của những từ ngữ khó được chú thích ở chân trang; trao đổi với bạn hoặc thầy cô về những từ ngữ các em không hiểu nhưng chưa được chú giải.

Hoạt động 3. Khám phá văn bản

GV cho HS tự đọc phần giới thiệu chung về tác giả Nguyễn Ngọc Thuần và phần chú thích về tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ. Khuyến khích các em đã đọc toàn văn tác phẩm tóm tắt cốt truyện, xác định vị trí của đoạn trích hoặc giới thiệu ngắn gọn về nhân vật “tôi”.

Bảy câu hỏi Sau khi đọc bám sát yêu câu cẩn đạt và được thiết kế theo trình tự tư duy nên khi tổ chức hoạt động dạy học, GV cần tham khảo gợi ý sau:

Câu hỏi 1

Câu hỏi 1 yêu câu HS nhận biết một số chi tiết tiêu biểu: Nhân vật “tôi” được bố dạy cho cách nhận ra những bông hoa trong vườn không phải bằng mắt mà bằng cảm giác của đôi bàn tay và bằng cách ngửi mùi hương của hoa.

Những chi tiết này được nhân vật “tôi” k ở trang 59 và phần đầu trang 60,62 của đoạn trích nên GV hướng dẫn HS đọc lại các trang đó để tìm câu trả lời.

Câu hỏi 2

Câu hỏi 2 không chỉ giúp HS nhận biết người kể chuyện mà còn tiếp cận thêm một “cách thức” thường được nhà văn sử dụng để khắc hoạ nhân vật: qua cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật khác. Việc lựa chọn người kể chuyện trong đoạn trích vừa có tác dụng miêu tả tính cách của nhân vật người bố vừa thể hiện được tình cảm của nhân vật “tôi”.

Câu hỏi 3

Câu hỏi 3 giúp HS nhận biết được tính cách nhân vật qua lời nói, cử chỉ, hành động, cảm xúc và qua suy nghĩ của nhân vật khác. GV có thể thiết kế phiếu học tập và tổ chức cho HS làm việc nhóm. Nếu không muốn sử dụng hình thức diễn dịch, GV có thể đổi lại câu hỏi theo hình thức quy nạp (tìm chi tiết, dựa vào các chi tiết để nêu cảm nhận về nhân vật người bố). Tham khảo gợi ý:

-     Kiên nhẫn dạy con cách cảm nhận về vẻ đẹp và sự sổng trong khu vườn; gần gũi, chia sẻ nhiều cảm xúc, suy nghĩ với con như một người bạn thân thiết; coi con là “món quà” quý giá nhất của cuộc đời;...

-     Yêu thương Tí, trân trọng đón nhận món quà đơn sơ của Tí,...

-     Thích trống hoa, luôn chăm sóc và biết lắng nghe “tiếng nói” của khu vườn, nhịp sống của thiên nhiên,...

Có thể thấy, nhân vật người bố là một người rất yêu thương con, luôn quan tâm, gần gũi với con và có tâm hồn phong phú, sâu sắc; có trái tim nhân hậu.

Câu hỏi 4

Mục tiêu của câu hỏi 4 là giúp HS nhận biết được chi tiết quan trọng và mối liên hệ của các chi tiết trong VB truyện. GV hướng dẫn HS đọc lại các đoạn văn có liên quan đến câu hỏi; có thể tổ chức thảo luận theo cặp, mời một vài HS trình bày kết quả hoạt động rối nêu nhận xét, chốt lại vấn đề.

Dự kiến câu trả lời: Nhân vật “tôi” nghe được tiếng kêu cứu của bạn Tí vì em đã tập “nhắm mắt” để lắng nghe và cảm nhận về thế giới xung quanh. Nhờ luyện tập, em có thể nghe âm thanh mà đoán được nó vang lên từ đầu, ở khoảng cách như thế nào. Vì vậy, chi tiết này có liên quan đến chi tiết trước đó: Nhân vật “tôi” chỉ lắng nghe tiếng bước chân mà vẫn cảm nhận được chính xác bố đang cách xa tôi bao nhiêu mét.

Câu hỏi 5

Câu hỏi 5 kết hợp các yêu câu nhận biết, phân tích và suy luận. Thực hiện các yêu câu trong câu hỏi này, HS sẽ hiểu thêm về người kể chuyện. Người kể chuyện cũng là một nhân vật và tính cách của nhân vật này được thể hiện ngay trong lời kể, trong những suy nghĩ, cảm xúc về thế giới xung quanh. GV có thể thiết kế phiếu học tập; tổ chức hoạt động nhóm, hướng dẫn HS tìm chi tiết; dựa vào các chi tiết tiêu biểu để nêu cảm nhận về nhân vật “tôi”; đại diện một, hai nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Dự kiến câu trả lời:

-     Những chi tiết miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về bố (yêu quý, gần gũi với bố, đón nhận từng cử chỉ chăm sóc của bố với lòng biết ơn: bố làm cho “tôi” chiếc bình tưới xinh xắn, dạy “tôi” cách cảm nhận về khu vườn; bố là món quà “bự” nhất của “tôi”,...); về bạn Tí (coi Tí là người bạn thân nhất, sẵn sàng chia sẻ với bạn bí mật ngọt ngào, hạnh phúc của hai bố con; thấy tên bạn Tí đẹp và hay hơn mọi âm thanh, thích gọi bạn để được nghe cái tên ấy vang lên,...).

-     Những chi tiết tiêu biểu đó thể hiện tính cách của nhân vật “tôi”: nhạy cảm, tinh tế, biết yêu thương,...

Câu hỏi 6

-     Câu hỏi 6 kết hợp yêu câu phân tích, suy luận và đánh giá, vận dụng. GV hướng dẫn HS đọc lại phần cuối của đoạn trích (từ Bạn hãy tưởng tượng, một buổi sáng mờ sương... đến hết), tìm một số chi tiết miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” khi chợt hiểu khu vườn nói gì. Đó là tiếng những bước chân, là mùi hương của những loài hoa đang nở trong khu vườn. Khi “vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, nhân vật “tôi” không chỉ thấy những bông hoa thơm hơn mà còn “nhìn” thấy nguyên cả khu vườn, cả bông hồng ngay trong đêm tối,...

-     Từ những chi tiết đó, HS có thể nêu nhận xét: Những “bí mật” ấy đã mang lại niềm vui, hạnh phúc cho cuộc sống hằng ngày và làm giàu có tâm hồn của nhân vật “tôi”.

GV có thể tổ chức cho HS làm việc nhóm và sử dụng phiếu học tập.

Câu hỏi 7

Đây là câu hỏi đánh giá, vận dụng, kết nối việc đọc hiểu tác phẩm với trải nghiệm cá nhân. GV hướng dẫn HS đọc lại và phân tích đê’ hiểu rõ lời của nhân vật người bố nói về món quà: vẻ đẹp của món quà không nằm ở giá trị vật chất, cách trao tặng và đón nhận một món quà thể hiện con người chúng ta, chính tình cảm yêu thương chân thành khiến cho món quà trở nên quý giá,...

Cần khuyến khích HS bày tỏ ý kiến riêng (có thể đổng tình hoặc không đổng tình), GV nêu nhận xét (không phán xét) và giúp các em nhận biết thông điệp giàu giá trị nhân văn được gửi gắm trong quan niệm về món quà...

Hoạt động 4. Viết kết nối với đọc

-     GV hướng dẫn HS tìm ý cho đoạn văn bằng một số câu hỏi gợi ý: Dó là món quà của ai? Em nhận được khi nào? Điều gì khiến em đặc biệt yêu thích món quà đó? Món quà đó có ý nghĩa như thế nào đối với em?

-     Có thể cho HS viết trên lớp hoặc ở nhà.

TẢI VỀ

BÀI 3: CỘI NGUỒN YÊU THƯƠNG TẠI ĐÂY

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Liên kết

Quảng cáo