MỖI CLICK VÀO QUẢNG CÁO SẼ GIÚP CHÚNG TÔI PHỤC VỤ CÁC BẠN TỐT HƠN

Đáp án kiểm tra Văn 9 cuối kì 2 Đà Nẵng năm 2023

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NGỮ VĂN 9 ĐÀ NẴNG NĂM HỌC 2022 - 2023

Câu 1 (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Em Su đi học về, mặt buồn buồn mách chị Hai, trên đường em đi về gặp một em gấu bông đi lạc. Ai đó đặt em ngồi dưới gốc cây bằng lăng nhưng vẫn bị ướt nhẹp vì lúc đó trời mưa to, rất to. Em nói bà vú dừng chân để mang em về nhưng bà không chịu, giục về nhanh kẻo ướt. Bà sợ em sẽ bị ốm. Giờ nghĩ tới em gấu mà buồn quá, hẳn em lạnh lắm rồi. Em muốn tự ra bế em ấy về nhưng không dám, vì em là con nít mà. Con nít thì đâu được tự đi ra đường, rủi bị bắt cóc thì sao?

Em gấu đi lạc nằm dưới gốc cây bằng lăng già. Chỗ của em lẽ ra phải ở trong một căn phòng xinh xinh của cô nhỏ xinh xinh nào đấy chứ? Em ấy ướt sũng, dường như đang run lẩy bẩy, có cả hắt xì hơi mấy cái nữa nhưng tiếng còi xe, tiếng xe chạy to quá chẳng ai nghe thấy cả. Chỉ em Su biết chắc, bởi em Su đã có lần bị dầm mưa rồi. Dầm mưa cỡ như vậy chắc chắn sẽ cảm lạnh mất. […]

(Trích Chỉ là em gấu đi lạc, Võ Thu Hương, Bài tập Ngữ văn 6, Tập hai, Chân trời sáng tạo, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022, tr. 41)

a) Tìm thành phần biệt lập và gọi tên thành phần biệt lập đó trong câu sau: Dầm mưa cỡ như vậy chắc chắn sẽ cảm lạnh mất. (1,0 điểm)

b) Bé Su lo lắng cho em gấu bông đi lạc về những điều gì? (0,5 điểm)

c) Qua đoạn trích, em có nhận xét gì về nhân vật bé Su? (0,5 điểm)

Câu 2 (3,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 -15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về điều bản thân cần làm để thể hiện sự quan tâm đúng mực với người khác.

Câu 3 (5,0 điểm)

Phân tích vẻ đẹp của đoạn trích sau:

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao…

Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

1

Đọc hiu: Đây dạng câu hỏi kim tra kiến thức năng đọc hiểu văn bn nên học sinh thể trình bày bng hình thức gạch đầu dòng, trình bày theo ý.

2,0

a

- chc chn.

- Thành phn tình thái.

0,5

0,5

b

- Trời mưa to làm em gấu bông bị ướt sũng, dễ bị cảm lạnh.

- Sẽ không ai nghe thấy tiếng hắt xì hơi của em gấu bông vì tiếng còi xe, tiếng xe chạy to quá.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như Đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,5 điểm.

- Học sinh trả lời được 01 ý như Đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,25 điểm.

- Học sinh trích dẫn đủ ba câu sau vẫn được điểm tối đa.

+ Ai đó đặt em ngồi dưới gốc cây bằng lăng nhưng vẫn bị ướt nhẹp vì lúc đó trời mưa to, rất to.

+ Em ấy ướt sũng, dường như đang run lẩy bẩy, có cả hắt xì hơi mấy cái nữa nhưng tiếng còi xe, tiếng xe chạy to quá chẳng ai nghe thấy cả.

+ Dầm mưa cỡ như vậy chắc chắn sẽ cảm lạnh mất.

0,5

c

Học sinh có thể có nhiều cách nhận xét, sau đây là gợi ý:

- Bé Su là cô bé giàu lòng trắc ẩn, biết yêu thương ngay cả một em gấu bông đi lạc.

- Bé Su là cô bé có tính cách trẻ con, đáng yêu, giàu trí tưởng tượng…

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như phần gợi ý hoặc diễn đạt tương đương: 0,5 điểm.

- Học sinh trả lời được 01 ý như phần gợi ý hoặc diễn đạt tương đương: 0,25 điểm.

- Học sinh có thể có nhận xét khác phần gợi ý, miễn là hợp lí và thuyết phục.

0,5

2

Làm văn: Đây là dạng câu hỏi kiểm tra kiến thức và kĩ năng hình thành văn bản nên học sinh cần đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn với dung lượng khoảng 10 – 15 dòng; đảm bảo các yêu cầu về diễn đạt, dùng từ, chính tả; xác định đúng vấn đề cần nghị luận; triển khai vấn đề nghị luận tốt…

3,0

a) Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Điều bản thân cần làm để thể hiện sự quan tâm đúng mực với người khác.

0,25

c) Triển khai vấn đề nghị luận:

Học sinh có thể trình bày nhiều ý, miễn là hợp lí, phù hợp với đạo đức. Sau đây là một số gợi ý:

- Cần đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu, đồng cảm.

- Không can thiệp sâu vào cuộc sống riêng của người khác.

- Học cách cư xử tế nhị, khéo léo để tránh làm người được quan tâm cảm thấy khó xử, bị làm phiền.

2,0

d) Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e) Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0,25

3

Làm văn: Đây là dạng câu hỏi kiểm tra kiến thức và kĩ năng hình thành văn bản nên học sinh cần đảm bảo yêu cầu về hình thức bài văn; đảm bảo các yêu cầu về diễn đạt, dùng từ, chính tả; xác định đúng vấn đề cần nghị luận; triển khai vấn đề nghị luận tốt…

5,0

a) Đảm bảo yêu cầu về hình thức bài văn: Mở bài giới thiệu chung về vấn đề, Thân bài giải quyết vấn đề, Kết bài khái quát ý nghĩa của vấn đề.

0,25

b) Xác định đúng vấn đề nghị luận: vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của đoạn trích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.

0,5

c) Triển khai vấn đề nghị luận: học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo yêu cầu về kiến thức và kĩ năng làm văn nghị luận văn học với các ý chính cơ bản sau:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn trích.

- Phân tích đoạn trích:

+ Sáu dòng đầu: Cảm xúc đầy say mê của chủ thể trước mùa xuân mới của đất nước. Nhà thơ đã dùng hình ảnh lộc tượng trưng cho vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt của mùa xuân đất nước. Sức xuân ấy đang nảy nở nơi những con người chiến đấu và lao động sản xuất. Tất cả đều náo nức, rộn ràng trong không khí sôi nổi, khẩn trương: Tất cả như hối hả, Tất cả như xôn xao.

+ Bốn dòng sau: Niềm tin của chủ thể về tương lai rạng ngời của dân tộc. Đất nước trải qua bốn ngàn năm với biết bao vất vả và gian lao. Thế nhưng, như vì sao đang tỏa sáng rạng ngời, đất nước sẽ cứ đi lên phía trước mà không gì có thể ngăn cản được.

+ Nghệ thuật: Thể thơ năm chữ với giọng điệu hứng khởi, tự hào; sử dụng kết hợp những hình ảnh tự nhiên, giản dị với những hình ảnh có tính tượng trưng, khái quát; ngôn ngữ thơ trong sáng, giàu cảm xúc; sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ như điệp cấu trúc, ẩn dụ, nhân hóa, so sánh…

- Đánh giá chung:

+ Đoạn trích đã góp phần thể hiện những cảm xúc và suy ngẫm tha thiết, chân thành của nhà thơ về mùa xuân của đất nước. Qua đó, người đọc càng thêm trân trọng, yêu mến một tấm lòng yêu nước cao đẹp.

+ Cảm nghĩ của Thanh Hải khơi dậy trong ta khát vọng được cống hiến cho mùa xuân đất nước.

3,5

d) Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e) Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0,5


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Liên kết

Quảng cáo