MỖI CLICK VÀO QUẢNG CÁO SẼ GIÚP CHÚNG TÔI PHỤC VỤ CÁC BẠN TỐT HƠN

Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 8 KNTT có ma trận và đặc tả

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024

Môn: Ngữ văn – Lớp 8

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn năng lực, phẩm chất trong chương trình của học kì 1 (bài 1,2), môn Ngữ văn lớp 8 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

Kiểm tra theo hình thức kết hợp trắc nghiệm 60%, tự luận 40%.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN, ĐẶC TẢ

1. Khung ma trận đề

TT

Kĩ năng

Đơn vị kiến thức / kĩ năng

Mức độ nhận thức

Tổng số câu

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

KQ

TL

TN

KQ

TL

TN

KQ

TL

TN

KQ

TL

1

Đọc hiểu

Thơ Đường luật

4

(20%)

0

1

(5%)

2

(20%)

0

2

(15%)

0

0

 

9

60%

2

Viết

Viết bài văn phân tích bài thơ Đường luật

0

1*

(5%)

 

0

1*

(20%)

0

1*

(10%)

0

1*

(5%)

1

40%

Tổng

20%

5%

5%

40%

0

25%

0

5%

10

100%

Tỉ lệ %

25%

45%

25%

5%

Tỉ lệ chung

70%

30%

2. Bản đặc tả đề kiểm tra

TT

Kĩ năng

Đơn vị kiến thức / kĩ năng

Mức độ nhận thức

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ Đường luật

Nhận biết

-    Nhận biết được những dấu hiệu về hình thức để phân biệt các thể thơ: số tiếng trong câu, số câu, cách gieo vần, tạo nhịp, đối ngẫu.

-    Nhận biết được đặc điểm ngôn ngữ, đề tài, giọng điệp, nhịp điệu trong bài thơ.

-    Nhận biết được hình ảnh, biểu tượng tiêu biểu và nhân vật trữ tình trong bài thơ.

-    Nhận biết được từ tượng thanh, từ tượng hình, biện pháp đảo ngữ.

Thông hiểu

-    Phân tích được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình; cảm hứng chủ đạo của tác giả trong bài thơ.

- Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của bài thơ dựa trên những yếu tố hình thức nghệ thuật.

-    Phân tích được vai trò, ý nghĩa của một số yếu tố hình thức thơ Đường luật như: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối.

-    Phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục.

-    Tác dụng của từ tượng thanh, từ tượng hình, biện pháp đảo ngữ.

Vận dụng

-    Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả qua bài thơ.

 

 

 

 

2

Viết

Viết bài văn phân tích bài thơ Đường luật (yêu cầu tác phẩm ngoài sách giáo khoa)

Nhận biết:

Thông hiểu:

Vận dụng:

Vận dụng cao:

Viết được bài văn phân tích một tác phẩm văn học thuộc thể loại thơ Đường luật: nêu được chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của thơ Đường luật trong tác phẩm.

 

 

 

 

Tỉ lệ %

25%

45%

25%

5%

Tỉ lệ chung

70%

30%

IV. XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA


          UBND QUẬN HẢI CHÂU

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

...

-----------------------

ĐỀ CHÍNH THỨC – ĐỀ A

KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024

Môn: Ngữ văn – Lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Đề gồm có 02 trang

PHẦN I: PHẦN ĐỌC (6.0 điểm).

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

BUỔI CHIỀU LỮ THỨ

(Bà Huyện Thanh Quan)

Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,

Tiếng ốc[1] xa đưa vẳng trống dồn.

Gác mái, ngư ông về viễn phố[2],

Gõ sừng, mục tử lại cô thôn[3].

Ngàn[4] mai gió cuốn chim bay mỏi,

Dặm liễu sương sa khách bước dồn.

Kẻ chốn trang đài[5], người lữ thứ[6],

Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn[7]?

(Hồng Ân – Tùng Thư, Bà Huyện Thanh Quan – Hồ Xuân Hương,

NXB Hội nhà văn 2012)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 5 (mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm)

Câu 1. Thể thơ, luật bằng trắc và vần được gieo của bài thơ trên là gì?

A.    Thất ngôn bát cú Đường luật, luật bằng, vần ôn

B.    Thất ngôn bát cú Đường luật, luật trắc, vần ôn

C.    Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, luật trắc, vần oi

D.    Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, luật bằng, vần ư

Câu 2. Hai câu thực trong bài thơ ngắt nhịp theo cách nào?

A.    Nhịp 3/4

B.    Nhịp 4/3

C.           Nhịp 2/5

D.        Nhịp 2/2/3

Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ: “Gác mái, ngư ông về viễn phố/ Gõ sừng, mục tử lại cô thôn”?

A.    Ẩn dụ

B.    Nhân hóa     

C.       So sánh

D.        Đảo ngữ

Câu 4. Hệ thống từ Hán Việt “viễn phố, mục tử, cô thôn, ngàn mai, dặm liễu, trang đài, lữ thứ, hàn ôn” góp phần tạo cho bài thơ …………………………………. Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống.

A.  nét mới lạ, thú vị nhưng vẫn đậm chất hoài cổ trong thơ Bà Huyện Thanh Quan.

B.  nét trang nhã, thanh tao, mang đậm chất hoài cổ trong thơ Bà Huyện Thanh Quan.

C.  nét vui tươi, gần gũi mà vẫn mang đậm chất hoài cổ trong thơ Bà Huyện Thanh Quan.

D.  nét giản dị mà sang trọng, đậm chất hoài cổ trong thơ Bà Huyện Thanh Quan.

Câu 5. Hình ảnh miêu tả trong hai câu thơ “Gác mái, ngư ông về viễn phố – Gõ sừng, mục tử lại cô thôn” biểu đạt được điều gì?

A.  Hình ảnh ông ngư gác mài chèo về bến xa, chú mục đồng gõ sừng (trâu) về thôn xóm đã gợi lên cuộc sống thảnh thơi, an nhàn của những người dân quê.

B.  Hình ảnh ông ngư gác mài chèo về bến xa, chú mục đồng gõ sừng (trâu) về thôn xóm đã gợi lên nhịp sống đều đều buồn tẻ của những người dân quê.

C.  Những hình ảnh bình dị của người dân lao động nơi thôn quê đã khơi dậy nỗi nhớ nhà, nhớ quê trong lòng người khách tha phương.

D.  Những hình ảnh bình dị của người dân lao động nơi thôn quê đã khơi dậy nỗi xót xa cho hoàn cảnh li tán của chính mình trong lòng người lữ khách.

Câu 6 (0,5 điểm). Từ “bảng lảng” trong câu thơ “Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn” đã miêu tả bóng hòng hôn như thế nào?

Câu 7 (1,0 điểm). Cảnh vật trong bài thơ được tái hiện vào khoảng thời gian nào? Chỉ ra mối liên hệ giữa thời gian và một số hình ảnh được miêu tả.

Câu 8 (1.0 điểm). Hai câu thơ kết xuất hiện hai nhân vật với hai trạng thái đối lập. Đó là ai? Dùng hình ảnh hai nhân vật cùng câu hỏi cuối bài nhà thơ muốn bộc lộ nỗi niềm gì?

Câu 9 (1,0 điểm). Bài thơ lấy đề tài buổi chiều nhớ quê. Em nhận thấy nỗi nhớ của người đi xa khi chiều về được thể hiện trong bài thơ có hợp lý không? Vì sao?

PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm)

Phân tích bài thơ Buổi chiều lữ thứ của Bà Huyện Thanh Quan.

-----------HẾT--------------


          UBND QUẬN ...

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

...

-----------------------

ĐỀ CHÍNH THỨC – ĐỀ B

KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024

Môn: Ngữ văn – Lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Đề gồm có 02 trang

PHẦN I: PHẦN ĐỌC (6.0 điểm).

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

THU ẨM

(Nguyễn Khuyến)

Năm gian nhà cỏ thấp le te

Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe

Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?

Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe

Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy

Độ năm ba chén đã say nhè.

(Nguyễn Khuyến - Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên,

NXB Khoa học xã hội, 1984)

[1] ốc: tù và

[2] viễn phố: bến (sông) xa

[3] mục tử lại cô thôn: người chăn trâu trở về thôn xóm hẻo lánh

[4] ngàn: rừng (ngàn mai là rừng mai)

[5] trang đài: phòng trang điểm của phụ nữ, đây dùng chỉ người ở nhà chờ đợi.

[6] lữ thứ: chỉ người đi xa

[7] nỗi hàn ôn: nỗi lòng, nỗi niềm tâm sự

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 5 (mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm)

Câu 1. Thể thơ, luật bằng trắc và nhịp thơ chủ yếu của bài thơ trên là gì?

A.                    Thất ngôn bát cú Đường luật, luật trắc, nhịp 4/3

B.                    Thất ngôn bát cú Đường luật, luật bằng, nhịp 4/3

C.                    Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, luật trắc, nhịp 2/5

D.                    Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, luật bằng, nhịp 2/2/3

Câu 2. Bài thơ gieo vần ở những tiếng nào?

A.                    Te – lòe – loe – hoe – nhè

B.    Le – te – lòe – nhè

C.                    Nhạt – ngắt – mấy

D.   Te – lòe – hoe – nhè

Câu 3. Hình ảnh trong câu thơ nào thể hiện rõ nhất tâm trạng của nhà thơ?

A.                    Hình ảnh nhà cỏ

B.    Hình ảnh đôi mắt

C.                    Hình ảnh đêm sâu

D.   Hình ảnh chén rượu

Câu 4. Qua bài thơ, hình ảnh làng quê hiện lên như thế nào?

A.                   Cảnh phố thị gần gũi, thanh bình, yên ả, huyền ảo.

B.                    Cảnh phố thị giản dị, tiêu điều, hiu hắt, xơ xác.

C.                   Cảnh thôn quê kì vĩ, tráng lệ, lung linh, huyền ảo.

D.                   Cảnh thôn quê giản dị, thanh bình, yên ả, huyền ảo.

Câu 5. Các từ: “le te, lập lòe, phất phơ, lóng lánh” thuộc loại từ nào?

A.                    Từ địa phương

B.                    Biệt ngữ xã hội

C.   Từ tượng hình

D.   Từ tượng thanh

Câu 6 (0,5 điểm). Từ ngữ “lập lòe” có tác dụng gì trong việc miêu tả cảnh đêm tối?

Câu 7 (1,0 điểm). Cảnh vật trong bài thơ được tái hiện vào khoảng thời gian nào? Chỉ ra mối liên hệ giữa thời gian và một số hình ảnh được miêu tả.

Câu 8 (1.0 điểm). Hai câu thơ luận (câu 5,6) có sự chuyển đổi cả cảnh và người. Đó là sự chuyển đổi nào? Qua đó, nhà thơ bộc lộ nỗi niềm gì?

Câu 9 (1,0 điểm). Nỗi niềm của Nguyễn Khuyến qua bài thơ là nỗi lòng của một người nặng nợ với đất nước, nỗi lòng của người yêu nước. Em có đồng ý với nhận định trên không? Vì sao?

PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm)

Phân tích bài thơ Thu ẩm của Nguyễn Khuyến.

-------------HẾT--------------


UBND QUẬN ...

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

 ...

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI

KIỂM TRA GIỮA KÌ I

NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN: NGỮ VĂN 8

----------------------

ĐỀ CHÍNH THỨC

 

 

Phần

Đáp án

Điểm

ĐỌC

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án đề A

A

B

D

B

C

Đáp án đề B

B

A

B

D

C

2.5

Câu 6:

Đề A: Bảng lảng

-        gợi tả ánh nắng chiều nhạt nhòa, yếu ớt, lúc mờ lúc tỏ.

-        gợi nỗi buồn man mác trong buổi chiều tà.

Đề B: Lập lòe

-        gợi ánh sáng chợt hiện chợt tắt

-        làm nổi bật thêm cái tối tăm và vắng lặng của cảnh vật.

0,5

Câu 7:

Đề A:

Thời gian: cảnh trong buổi chiều tà

Hình ảnh: bóng hoàng hôn, tiếng ốc xa, tiếng trống từ xa vẳng lại, ngư ông về viễn phố, mục tử lại cô thôn, chim bay mỏi, khách bước dồn.

Đề B:

Thời gian: cảnh vào buổi tối

Hình ảnh: Nhà cỏ thấp le te, ngõ tối, đốm lập lòe, màu khói nhạt phất phơ trên lưng giậu, bóng trăng loe trên mặt ao.

Nêu đúng thời gian: 0,25 điểm

Nêu được 2/3 số hình ảnh: 0,75 điểm (được ½ số hình ảnh: 0,5đ)

1.0

 

Câu 8:

Đề A:

-        Hai nhân vật: người ở nhà chờ đợi và người đi xa – 0,5 điểm

-        Nỗi niềm: nhớ nhà, nhớ quê mà không có người tâm sự; tô đậm

nỗi cô đơn, lẻ loi của nhân vật trữ tình. – 0,5 điểm

Đề B:

-        Cảnh: đêm tối chuyển sang da trời xanh ngắt; tình: không “vầy”

– không làm gì mà mắt cũng đỏ hoe – 0,5 điểm.

Nỗi niềm: Nỗi hoài nghi, nỗi buồn bã, chán cường không thể lý giải – 0,5 điểm

1,0

Câu 9. HS có sự đồng ý hoặc không và lý giải hợp lý.

1,0

 

Đây là dạng yêu cầu kiểm tra năng lực hình thành văn bản nên cần đảm bảo yêu cầu về hình thức, bố cục, logic; đảm bảo yêu cầu về diễn đạt, dùng từ, đặt câu, chính tả; biết sử dụng bằng chứng, lí lẽ…

 

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức bài văn: mở bài giới thiệu khái quát về tác giả, bài thơ, nêu ý kiến chung về bài thơ; Thân bài phân tích đặc điểm nội dung, phân tích một số nét đặc sắc về nghệ thuật; Kết bài khẳng định vị trí và ý nghĩa của bài thơ. 

0.25

 

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

0.5

c. Triển khai vấn đề nghị luận:

 

- Giới thiệu khái quát tác giả, bài thơ và nêu ý kiến chung về bài thơ.

0.25

Đề A

- Phân tích nội dung:

+ Đề tài, chủ đề quen thuộc: buổi chiều nhớ nhà.

Thời gian lúc hoàng hôn mờ ảo, âm thanh, hình ảnh (ngư ông, mục tử) quen thuộc.

+ Hình ảnh của thiên nhiên, con người đều gợi cảm giác buồn man mác, bâng khuâng, cô đơn.

+ Nhân vật trữ tình cũng như đang ở trong tâm trạng như thế: cô đơn.

+ Kết thúc bài thơ là nỗi khao khát được tâm sự, giải bày: nỗi nhớ nhà.

1.0

- Phân tích nét nghệ thuật độc đáo:

+ Bài thơ bát cú đúng luật.

+ Mượn cảnh vật để thể hiện cảm xúc (tả cảnh ngụ tình)

+ Sử dụng thành công hệ thống từ Hán -Việt trong việc thể hiện cảm xúc làm cho bài thơ trở nên trang nhã, thanh tao.

+ Sử dụng nghệ thuật đảo ngữ, nghệ thuật đối chuẩn mực.

0.75

Đề B

- Phân tích nội dung:

+ Đề tài, chủ đề quen thuộc: uống rượu mùa thu.

+Thời gian lúc đem tối với hình ảnh của thiên nhiên mùa thu gắn với nông thôn Bắc bộ mang vẻ đẹp lung linh, huyền ảo: nhà cỏ, đom đóm, lưng giậu, màu khới, làn ao, bóng trăng …

+ Nhân vật trữ tình cũng như đang ở trong tâm trạng như thế: cô đơn.

+ Kết thúc bài thơ là nỗi tâm sự kín đáo về thời cuộc, về đất nước.

1.0

- Phân tích nét nghệ thuật độc đáo:

+ Bài thơ bát cú đúng luật.

+ Mượn cảnh vật để thể hiện cảm xúc (tả cảnh ngụ tình)

+ Sử dụng thành công từ tượng hình miêu tả sinh động cảnh thu.

+ Sử dụng nghệ thuật đối chuẩn mực.

0.75

 

- Khẳng định vị trí và ý nghĩa của bài thơ. 

0.25

Lưu ý: Trên đây là gợi ý mang tính định hướng chung. Giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh, linh hoạt chấm điểm cho phù hợp, khuyến khích những bài viết sáng tạo.


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Liên kết

Quảng cáo